Bệnh trào ngược dạ dày vốn không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, hiếm ai biết căn bệnh này cũng hay gặp ở trẻ em. Khi phát hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em cần quan tâm và chữa trị sớm nhất có thể đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn và axit dịch vị trào ngược lên thực quản gây khó chịu, ợ hơi, ợ nóng, bỏng rát vùng thực quản. Điều này khiến trẻ bị nôn, trớ, khò khè, thậm chí là sặc gây nguy hiểm.
Tuy nhiên cần phân biệt với hiện trào ngược dạ dày sinh lý thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của trẻ với trường hợp bệnh lý. Phản ứng sinh lý bình thường sẽ hết dần sau 6 tháng và khi tần suất bữa ăn nhiều hơn. Nếu sau đó trẻ tiếp tục có các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản cần cho trẻ đi khám và chữa trị kịp thời.
2. Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Tuỳ từng độ tuổi và mức độ mắc bệnh mà trẻ có các biểu hiện khác nhau khi bị bệnh. Nhưng đều có chung các biểu hiện như:
- Trẻ hay ho khò khè.
- Thấy vị chua ở cổ họng.
- Nôn và buồn nôn.
- Tức ngực, nóng rát vùng ngực.
- Cơn đau bụng vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, bứt rứt, khó chịu.
- Ăn ít, chậm tăng cân.
- Bị viêm phổi tái phát nhiều lần.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện rõ rệt sau 1 năm tuổi. Đối với những trẻ nhũ nhi ( dưới 12 tháng tuổi) còn có dấu hiệu thường xuyên cong cổ và lưng như bị đau, sợ bú, hay khóc, oẹ, chớ. Do đó người chăm sóc bé phải quan tâm đến tình trạng bé khi xảy ra bất cứ biểu hiện bất thường nào.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nhiều nguyên nhân
3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản sinh lý:
- Cấu tạo dạ dày chưa hoàn thiện và dạ dày nằm ngang cao hơn so với người lớn. Các cơ thắt hai đầu hoạt động chưa ổn định.
- Tư thế bú của trẻ và sau khi cho bú, cho ăn.
- Do thức ăn cho trẻ không phù hợp.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý:
- Do di truyền.
- Các dị tật bẩm sinh: Liên quan đến hoạt động của cơ hoành.
- Sử dụng các loại thuốc làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.
- Thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên hít phải khói thuốc từ môi trường xung quanh,.
- Mắc các bệnh về não.
- Phẫu thuật vùng bụng và các phần trên bụng.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em bất kể nguyên nhân gì cũng gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt khi trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện thì bất cứ bệnh lý nào cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Gây viêm thực quản: Khi tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên thì dễ gây viêm nhiễm thực quản.
- Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ: Thức ăn và axit dịch vị trào ngược lên thực quản làm cho trẻ có cảm giác vướng ở cổ họng, gây ho, khò khè. Điều này làm ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
- Suy dinh dưỡng, chậm lớn: Trẻ biếng ăn, chán ăn dẫn tới chậm tăng cân và phát triển.
- Ngoài ra có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang.
4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây trào ngược dày thực quản ở trẻ em, sau đó sử dụng các biện pháp khác nhau để làm giảm triệu chứng bệnh và tiến tới điều trị dứt điểm để tránh tình trạng tái phát.
Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sinh lý:
- Kê gối của trẻ cao để tránh ợ, trớ sau khi cho bú.
- Chia nhỏ bữa ăn để trẻ không ăn quá no.
- Làm đặc thức ăn cho trẻ.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt cho dạ dày như: Nước có gas, đồ cay nóng, chiên, rán.
- Giữ trẻ đúng tư thế trong quá trình cho bú và sau khi bú: Đặt trẻ ở tư thế đầu cao 30 độ so với mặt phẳng ngang khi cho bú.
- Không mặc những đồ bó sát, quá chật cho bé.
Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý:
- Những trẻ mắc trào ngược dạ dày bệnh lý cần thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân do đâu. Từ đó có hướng điều trị phù hợp.
- Cần sử dụng các thuốc điều trị dạ dày để giảm các triệu chứng bệnh. Kết hợp với một chế độ ăn uống và chăm sóc khoa học mới đem lại kết quả tốt. Hiện nay trên lâm sàng sử dụng một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản như:
- Thuốc giảm tiết axit dịch vị dạ dày cho trẻ em: Ranitidine, Omeprazole, Prednison, Esomeprazole,…
Ở những trẻ xuất hiện các biến chứng viêm loét thực quản, viêm phổi không kiểm soát được bằng thuốc thì cần can thiệp ngoại khoa để tránh suy hô hấp, ngất,…
Nên áp dụng các phương pháp nhằm hạn chế trào ngược dạ dày thực quản sinh lý ở trẻ để giúp trẻ có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, phát triển toàn diện. Trong trường hợp trẻ mắc trào ngược dạ dày bệnh lý cần tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kì thắc mắc về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ hãy liên hệ ngay theo số 0944402095 để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Những loại đồ uống giải nhiệt mùa hè, làm dịu dạ dày
LỐI SỐNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH DẠ DÀY MÃN TÍNH
Giảm cân bằng cách nhịn ăn đã ảnh hưởng dạ dày của tôi như thế nào ?
GIẢM CÂN AN TOÀN VỚI DẠ DÀY CẦN CHÚ Ý GÌ?