Dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong việc chứa đựng và tiêu hoá thức ăn. Do đó bất cứ tổn thương nào ở dạ dày cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các bệnh dạ dày ngày càng trở nên phổ biến như: trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét hang vị dạ dày,… Dưới đây là các nhóm thuốc cơ bản trong điều trị.
1. Các nhóm thuốc cơ bản trong điều trị bệnh dạ dày
Thuốc kháng acid
Thuốc kháng axit là những hợp chất có tính bazơ thường là các muối nhôm, maggie, canxi cacbonat
Các thuốc hay được sử dụng trên lâm sàng là:
- Almagate
- Hydrotalcite Polymigel
- Gastropulgite,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng axit:
- Thuốc kháng axit uống sau bữa ăn.
- Liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên uống thuốc kháng axit cùng với các thuốc khác, tránh ảnh hưởng tới hiệu quả dùng thuốc.
- Chỉ nên uống thuốc khác sau 3-4h sau khi uống thuốc kháng axit.
- Thuốc kháng axit có thể gây buồn nôn, táo bón, nôn nao trong người sau khi uống. Nếu gặp tình trạng này cần ngưng sử dụng thuốc và cần tư vấn của bác sĩ.
Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
Là những thuốc kháng tiết acid dạ dày có tác dụng ức chế enzyme, đảm nhận vận chuyển chủ động các proton vào trong lòng ống tiêu hoá, vì vậy ngăn cản bài tiết acid dịch vị
Các thuốc PPI thường gặp:
- Omeprazole
- Esomeprazole
- Lansoprazole
- Dexlansoprazole,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc PPI:
- Các thuốc ức chế bơm Proton nhìn chung khá an toàn. Tuy nhiên, có thể gây táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.
- Một vài trường hợp ít gặp hơn dẫn đến: khô miệng, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, đau cơ, đau khớp, ngứa, phát ban.
- Dùng PPI kéo dài làm tăng nhẹ nguy cơ loãng xương do làm giảm hấp thu các chất magie, canxi, sắt, folat.

Thuốc ức chế H2
Thuốc ức chế H2 làm giảm tạm thời các triệu chứng: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…của bệnh dạ dày bằng cách tác động trên các thụ thể Histamin ở niêm mạc dạ dày, ngăn cản tiết dịch vị. Những thuốc hay được dùng là:
- Cimetidine
- Famotidine
- Nizatidine
- Ranitidine
Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn H2:
- Cần lưu ý khi sử dụng thuốc đối với các bệnh nhân cao tuổi. Hiệu chỉnh và giảm liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Một số tác dụng không mong muốn của thuốc là: tiêu chảy, phát ban, teo cơ, hạ huyết áp,…
Hiện nay xu hướng đang điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hay sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) bởi có nhiều ưu điểm và có hiệu quả cao trong làm giảm các triệu chứng gây ra do tăng acid dịch vị và nhìn chung dung nạp khá tốt.
Các thuốc PPI được sử dụng nhiều trong các bệnh lý liên quan đến dạ dày như:
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), bao gồm cả thực quản Barrett
- Dự phòng loét dạ dày – tá tràng liên quan đến NSAID
- Điều trị loét dạ dày – tá tràng lành tính
- Diệt vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) (kết hợp với kháng sinh)
- Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison
Bệnh dạ dày là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan khiến bệnh càng thêm nặng và khó điều trị dứt điểm. Bệnh dạ dày nguy hiểm hơn bạn nghĩ do:
- Bệnh dạ dày gây đau vùng thượng vị: các cơn đau từng cơn hoặc âm ỉ tuỳ mức độ bệnh, điều này ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt người bệnh
- Khiến việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn khó khăn: nhất là khi có biểu hiện viêm nhiễm gây khó khăn trong hoạt động của dạ dày. Lâu dần dẫn tới thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Làm người bệnh mất cảm giác muốn ăn, gây chán ăn: ợ hơi, ợ chua và đau nhiều khiến người bệnh không muốn ăn
- Lâu dần có thể gây xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày
2. Trong khi điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc cần lưu ý những gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc Đông Y và Tây Y điều trị dạ dày, mỗi người cần kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý mới có thể trị dứt điểm và không để bệnh tái phát:
- Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no hay quá đói.
- Không ăn đồ cay nóng, khó tiêu hoá. Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và các chất giàu vitamin.
- Hạn chế tối đa uống các đồ uống có gas, rượu bia, hay các chất kích thích.
- Bỏ thuốc lá
- Tránh căng thẳng, lo âu.
- Thường xuyên thư giãn, giải tỏa căng thẳng: có thể giảm stress bằng thiền, yoga, nghe nhạc, hít thở sâu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật cho cơ thể.
- Không nên uống các thuốc làm giảm áp lực cơ thắt dưới như: Theophylline, thuốc chẹn Bêta, chẹn kênh Canxi.
- Tránh dùng aspirin, các thuốc giảm đau không Steroid khác để tránh tăng nồng độ axit trong dạ dày.
Nhìn chung các nhóm thuốc cơ bản trong điều trị bệnh dạ dày hay được sử dụng và tương đối an toàn. Tuy nhiên nếu điều trị trong thời gian dài cần sự thăm khám và tư vấn cụ thể của bác sĩ để việc dùng thuốc có hiệu quả
Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khoẻ dạ dày, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0944402095 để được giải đáp sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Những loại đồ uống giải nhiệt mùa hè, làm dịu dạ dày
LỐI SỐNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH DẠ DÀY MÃN TÍNH
Giảm cân bằng cách nhịn ăn đã ảnh hưởng dạ dày của tôi như thế nào ?
GIẢM CÂN AN TOÀN VỚI DẠ DÀY CẦN CHÚ Ý GÌ?