CÁC THUỐC NÀO CÓ TÁC DỤNG PHỤ TRÊN DẠ DÀY

Một số thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày

Bất kì thuốc nào khi được đưa ra trên thị trường sẽ đều đi kèm một chỉ định điều trị cụ thể. Tuy nhiên đi kèm với tác dụng hiệu quả với tình trạng bệnh chính là nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khiến cho cả bác sĩ và người bệnh e ngại. Đặc biệt với nhóm bệnh nhân đã và đang điều trị bệnh dạ dày thì rất quan tâm tới các nhóm thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày, bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn và giảm khả năng điều trị. Vậy đó là những thuốc nào? Làm thế nào để điều trị hiệu quả và hạn chế mức thấp nhất các tác dụng phụ có thể xảy ra. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có thêm kiến thức nhé.

1. Các nhóm thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày

  • Coricoid

Corticoid là thuốc rất quý do có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Nhưng corticoid còn có nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng (gây phù), hệ tim mạch (tăng huyết áp), thần kinh, cơ xương (loãng xương), cùng nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng xấu cho dạ dày. Bởi vì, corticoid có thể gây viêm, loét, xuất huyết dạ dày, trong đó cần lưu ý, không chủ quan với corticoid dạng tiêm bởi vì chúng có khả năng đào thải qua niêm mạc dạ dày cho nên có thể gây viêm, loét, chảy máu…

  • Thuốc giảm đau hạ sốt gây tác dụng phụ trên dạ dày

Thuốc giảm đau hạ sốt có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đặc biệt là thuốc aspirin. Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh, nhưng nếu lạm dụng hoặc không theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh có thể rất nguy hiểm, ngoài tác dụng phụ gây tập kết tiểu cầu, chống đông máu, thuốc có khả năng gây viêm loét, chảy máu dạ dày – tá tràng, nhất là người đang loét dạ dày – tá tràng tiến triển.

Một số thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày
Một số thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Các loại thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, indomethacin…) có tác dụng chống viêm, giảm đau, được sử dụng trong điều trị chứng thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh… Tuy vậy, nếu lạm dụng thuốc, dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể gây hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày – tá tràng, nặng hơn là gây chảy máu dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày, nhất là đối với người sử dụng thường xuyên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng khi sử dụng nhóm thuốc này là do các nhóm thuốc này tan kém trong môi trường acid dạ dày, tích tụ thành đám trong dạ dày, khi đạt đến lượng lớn sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc gây viêm, loét hoặc chảy máu.

Một số thuốc như celecoxib, celebrex là thuốc thuộc nhóm không steroid và ức chế chọn lọc COX-2 sử dụng điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng, nhưng một số tác giả cũng khuyên nên thận trọng với người bệnh đang viêm loét dạ dày tiến triển, bởi vì, chúng có thể gây viêm, loét, chảy máu dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, thuốc betaserc là thuốc điều trị hội chứng rối loạn tiền đình gây buồn nôn, nôn nhưng vẫn có tác dụng phụ đối với dạ dày – tá tràng, đặc biệt là người bệnh đang gặp phải loét dạ dày – tá tràng tiến triển.

2. Người bệnh dạ dày cần sử dụng các thuốc này thế nào cho an toàn

Các nhà khoa học, bác sĩ chuyên khoa đã cân nhắc cụ thể từng liều dùng, cách dùng phù hợp để hạn chế thấp nhất các tác dụng phụ có thể có với dạ dày. Điều này được nghiên cứu có bằng chứng khoa học và thử nghiệm trên tệp lớn bệnh nhân, do đó bạn hãy tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn hoặc hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm thuốc. Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất trong việc hạn chế tác dụng phụ có thể có trong bệnh dạ dày.

Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác, như trước khi dùng các thuốc có nguy cơ làm hại dạ dày nên uống một loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gastrophulgit, pepsane…) trước khi ăn 15-30 phút hoặc sau khi ăn no mới sử dụng thuốc đó.

Trên đây là một số lời khuyên về việc dùng thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày, bạn không nên tự ý bỏ thuốc mà hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế trong việc sử dụng các thuốc nào bạn nhé. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0944402095 để được tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *