Y học cổ truyền ngày càng được đánh giá cao trong phòng và điều trị các bệnh lý mãn tính, trong đó có đau dạ dày. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững hơn hẳn. Bài viết sau đây sẽ mô tả cụ thể về cách chữa đau dạ dày trong y học cổ truyền.
1. Đặc điểm của phương pháp tây y trong điều trị bệnh dạ dày
Các loại thuốc Tây y là lựa chọn đầu tiên khi người bệnh phát hiện mắc trào ngược dạ dày. Các nhóm thuốc thường điều trị trào ngược chủ yếu là: thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton PPI (omeprazol), thuốc kháng H2…
Ưu điểm của những loại thuốc này là giải quyết nhanh triệu chứng đau nhờ làm giảm mạnh lượng acid dạ dày nhưng chính tác dụng này lại làm dạ dày bị thiếu acid khiến men tiêu hóa không hoạt động được. Kết quả là thức ăn không được tiêu hóa sẽ dồn ứ lại trong dạ dày, làm gia tăng áp lực lên van ngăn cách dạ dày và thực quản, lâu ngày cũng lại gây ra trào ngược. Khi thức ăn không tiêu hóa được nên người bệnh sẽ cảm thấy ăn nhanh no, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng – là những tác dụng phụ thường thấy khi dùng Tây y. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm khác như: gây biến đổi nội tiết, xốp xương, tác động xấu đến thần kinh trung ương…
Không chỉ vậy, thuốc Tây y chưa chú trọng tới nguyên nhân stress nên thời điểm người bệnh ngừng thuốc gặp phải tình trạng lo lắng căng thẳng, người bệnh dạ dày thường tái lại.
Hệ thống niêm mạc cũng chưa thực sự hồi phục nên chỉ cần một vài tác động có hại cũng khiến cho tình trạng tái phát nghiêm trọng.
2. Y học cổ truyền – tác dụng bền vững và lâu dài
Ưu điểm của phương pháp Y học cổ truyền là khả năng kiện tỳ vị, điều hòa âm dương trong cơ thể, đặc biệt là làm mạnh hệ tiêu hóa, tức là tăng cường chức năng của cơ thắt thực quản. Điều này sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả được bệnh viêm loét, trào ngược heieju quả.
Các vị thuốc trong y học cổ truyền có thể chữa được bệnh trào ngược dạ dày như: Khôi tía, tam thất nam, Khương hoàng, Cam thảo, Cỏ lào….Những vị thuốc này rất tốt có tác dụng trung hòa acid, se vết loét, sát trùng cầm máu, liền vết thương thông kinh hoạt huyết, chữa đầy bụng, khó tiêu, dịu thần kinh kháng khuẩn, chống nôn mửa, bổ tì vị… Những vị dược liệu này rất lành tính, không có tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng lâu dài, lại không lo bị kháng thuốc như thuốc Tây. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài và hoàn toàn yên tâm khi điều trị bệnh dạ dày.
3. Lưu ý khi dùng y học cổ truyền
Khi lựa chọn y học cổ truyền trong điều trị, người bệnh phải kiên trì theo liệu trình đủ ngày, uống đủ liều, bởi thuốc Đông y có tác dụng từ từ đến các tạng phủ, không nhanh như Tây y. Chính vì thế, khi uống thuốc Đông y, người bệnh phải kiên trì cũng như phải lắng nghe những biến chuyển của bệnh trong cơ thể.
4. Một số cách chữa đau dạ dày bằng y học cổ truyền
Cam thảo
Cam thảo được sử dụng làm thuốc trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh như: Trị viêm họng, viêm gan B, chàm, ngứa da, vảy nến và cả bệnh đau dạ dày. Dược liệu này có tác dụng dưỡng khí, tiêu độc, kích thích lưu thông khí huyết, làm thư giãn thần kinh và các cơ co thắt trong dạ dày, giảm đau thượng vị.
Làm trà cam thảo bằng cách:
- Cam thảo bỏ vào ấm, đổ thêm 500ml nước đun sôi
- Chỉnh bếp cho lửa nhỏ liu riu tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa để các chất trong cam thảo tiết hết ra nước.
- Vớt bỏ xác cam thảo, chia nước làm vài lần uống trong ngày thay thế cho trà.
Bài thuốc từ chè dây
- Thân cây thái vát thành lát mỏng.
- Bỏ vào ấm nấu chung với lá và 300ml nước trong 10 phút.
- Lọc lấy nước uống ngày 2 lần trong khoảng 3 tuần liên tục để trị dứt điểm triệu chứng đau dạ dày.
- Sau đó giảm liều xuống uống còn ngày 1 lần để duy trì được hiệu quả lâu dài.
- Nếu không mua được dược liệu tươi, bạn có thể thay thế bằng dược liệu khô hoặc dùng cây chè dây dưới dạng trà túi lọc cũng khá tiện lợi.
Để nhận được nhiều cách chữa đau dạ dày bằng y học cổ truyền khác, vui lòng liên hệ hotline 0944402095. Chuyên gia y tế từ Phương Dược sẽ giải dáp mọi thắc mắc cho bạn.
Có thể bạn quan tâm
Những loại đồ uống giải nhiệt mùa hè, làm dịu dạ dày
LỐI SỐNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH DẠ DÀY MÃN TÍNH
Giảm cân bằng cách nhịn ăn đã ảnh hưởng dạ dày của tôi như thế nào ?
GIẢM CÂN AN TOÀN VỚI DẠ DÀY CẦN CHÚ Ý GÌ?