Di chứng tiêu hoá hậu covid làm sao để ngừa?

Di chứng hậu covid là tình trạng mà một F0 khỏi bệnh thường mắc phải, người bệnh có thể gặp di chứng tiêu hóa, sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau cơ bắp, rụng tóc, rối loạn nội tiết… kéo dài từ 2-6 tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính của người bệnh. Vậy, di chứng tiêu hóa hậu covid làm sao để ngừa? Hãy cùng chúng tôi theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

1. Những di chứng hậu covid người bệnh Fo thường mắc

Hậu covid là tình trạng xảy ra ở những người tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh trong vòng 3 tháng và có triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế

Các di chứng hậu covid của người bệnh F0 thường mắc:

  • Mệt mỏi: là biểu hiện rất hay gặp ở người bệnh sau khi mắc covid 19, chiếm từ 50-90% dân số sau mắc bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tình trạng mệt mỏi là phải tăng cường vận động, thể dục thể thao, bổ sung dinh dưỡng, làm việc nhẹ nhàng, tăng cường thời gian thư giãn để cơ thể phục hồi
  • Tâm thần đa dạng: Virus Corona và nhiều virus khác có khả năng gây ảnh hưởng nhiều lên hệ thống thần kinh, hệ thống tai trong và tiền đình gây ù tai, chóng mặt. Ngoài ra, với những trường hợp nặng có khả năng mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ
  • Rối loạn tâm lý: thường gặp đối với những người đã và đang bị bệnh Covid 19. Biểu hiện thường gặp là rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm
  • Hệ hô hấp bất thường: thường có biểu hiện ho, khó thở, đặc biệt khi gắng sức, vận động, leo cầu thang. Nguyên nhân chủ yếu gây nên là do tổn thương phổi sau Covid-19, phổ biến là tình trạng viêm phổi, xơ phổi, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng hô hấp
  • Di chứng tim mạch: triệu chứng thường gặp: đau ngực, tăng men tim kéo dài – nguyên nhân có thể do viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp; hồi hộp, một số nhóm người bệnh có biểu hiện mạch nhanh khi nghỉ ngơi.
  • 2. Tại sao di chứng hậu covid lại kéo dài

 Người chưa tiêm Vaccin có nguy cơ kéo dài hậu Covid 19
                               Người chưa tiêm Vaccin có nguy cơ kéo dài hậu Covid 19

Theo nghiên cứu đã xác định hội chứng hậu Covid kéo dài hơn do các yếu tố sau đây:

  • Do virus EBV: Đã có nghiên cứu khẳng định Covid-19 khi tấn công con người có thể kích hoạt lại virus EBV, dẫn đến các triệu chứng bệnh Covid-19 kéo dài. EBV tồn tại trong cơ thể của khoảng 95% dân số thế giới, chúng ở dạng bất hoạt và không có triệu chứng.
  • Bệnh nền: Người có bệnh nền viêm phổi có nguy cơ kéo dài hơn 6 lần, người hen suyễn có nguy cơ hậu Covid-19 lên 10 lần. Ngoài ra những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suy giảm miễn dịch… đều dễ xảy ra tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng/giảm huyết áp,…
  • Người nhiễm Covid-19 nặng: Người bệnh F0 phải thở máy, hoặc thở oxy kéo dài, nhiễm trùng phổi, viêm phổi nặng thì di chứng hậu Covid-19 nặng và kéo dài gấp 4 lần so với người bệnh nhẹ.
  • Hệ sinh vật đường ruột kém: Một nghiên cứu chỉ rõ, người bệnh nhiễm Covid-19 có vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ vi sinh vật khỏe mạnh sẽ giảm biến chứng sau khi khỏi virus Sars-Cov-2 trong khi đó, những bệnh nhân Covid-19 có hệ vi sinh vật kém hơn, dễ bị chứng Covid kéo dài hơn.
  • Chưa tiêm chủng Vaccin phòng ngừa Covid-19: Những người chưa tiêm chủng, bệnh nền làm tăng nặng hội chứng để lại sau khi mắc Covid-19. Trong khi đó, tiêm chủng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng Covid-19 kéo dài. Nếu người mới tiêm 1 liều vắc nếu có nhiễm Covid-19, cũng giảm nguy cơ mắc di chứng hậu Covid-19.
  • Mức độ thấp của kháng thể IgM và IgG3
  1. Di chứng tiêu hóa hậu covid làm sao để ngừa

Người bệnh F0 đã khỏi bệnh nhưng phần lớn không tránh khỏi di chứng hậu Covid-19, đặc biệt là di chứng trên hệ tiêu hóa.

Các biểu hiện thường thấy trên đường tiêu hóa hậu Covid-19:

  • Người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh vẫn có tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu tình trạng Covid-19 kéo dài đối với hệ tiêu hóa, như hội chứng ruột kích thích, khó tiêu, men gan tăng, chán ăn…
  • Đối với trẻ em: có thể xuất hiện ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc trong miệng, bàn tay, chân; rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Với những di chứng tiêu hóa hậu covid 19 thế này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như chế độ làm việc của người bệnh.

Việc ngăn ngừa di chứng tiêu hóa hậu Covid-19 là rất cần thiết:

  • Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi là một cách đơn giản giúp cơ thể chữa lành hội chứng hậu Covid-19. Chúng ta nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein như: cá béo, thịt nạc, trái cây tươi, các rau có màu xanh đậm, trứng, sữa….
  • Tập thở: những bài tập thở sẽ giúp phục hồi chức năng phổi.
  • Đi bộ: Sau khi khỏi bệnh bạn nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian đi bộ, ngoài ra bạn cũng có thể tập thêm những bài thể dục khác tăng độ phục hồi cho phổi như: Hít đất, bơi lội, chèo thuyền…
Đi bộ giúp ngừa di chứng tiêu hóa hậu Covid 19
                                           Đi bộ giúp ngừa di chứng tiêu hóa hậu Covid 19

Như vậy, Di chứng tiêu hóa hậu Covid 19 cần được người bệnh quan tâm và khắc phục kịp thời bằng việc bổ sung chế độ dinh dưỡng cùng chế độ sinh hoạt hợp lý.

Nếu bạn hay người thân đang hoang mang về bệnh Covid 19, xin đừng bỏ lỡ cơ hội tư vấn trực tiếp từ chuyên gia qua hotline 0944402095 hoặc để lại thông tin để Phương Dược kết nối giúp bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *