Hội chứng ruột kích thích điều trị thế nào

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn về chức năng mà không có tổn thương thực thể nào. Hội chứng này thường không quá nguy hiểm tuy nhiên để lại nhiều phiền toái và ảnh hưởng nhiều đến đời sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích điều trị thế nào?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) – không phải là bệnh mà là một hội chứng đặc trưng bởi sự rối loạn chức năng tại ruột mà không có tổn thương thực thể. Hội chứng này thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, kéo dài có thể làm cho người bệnh lo lắng, căng thẳng mất ngủ và ám ảnh với các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

IBS gặp nhiều ở tuổi thanh niên và trung niên, ít gặp ở những người cao tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm người từ 18-30 tuổi, giảm nhiều sau tuổi 50. Nữ giới thường có tỉ lệ mắc hội chứng ruột kích thích gấp đôi nam giới. Cơ chế bệnh sinh của IBS chưa rõ nhưng thường liên quan đến nhiều yếu tố, chủ đạo nhất vẫn là do nhiễm trùng đường ruột hoặc do vấn đề về tâm lý.

Hội chứng ruột kích thích thường không quá nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích xuất hiện như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích nhìn chung không quá nguy hiểm và các triệu chứng thường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng: triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện sau khi ăn, có thể đau vùng bụng dưới hoặc ở vùng hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện.
  • Đại tiện lỏng: tần suất từ 3-5 lần/ngày, phân lỏng hay nát, có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu.
  • Táo bón: đại tiện phân rắn, cứng và có thể lẫn nhầy, thường xuất hiện xen kẽ với tiêu chảy
  • Chướng bụng: nặng nhất về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường tái phát và lặp đi lặp lại. Nếu xuất hiện các triệu chứng như: sốt, sút cân, đi ngoài ra máu hoặc phân đen, cảm thấy khối bất thường ở bụng hay có các biểu hiện của thiếu máu như nhợt nhạt niêm mạc, chóng mặt, hoa mắt…, bệnh nhân cần cảnh giác và có sự thăm khám của bác sĩ kịp thời.

Tiêu chảy và táo bón thường xen kẽ nhau ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích điều trị thế nào?

Điều trị IBS hay các bệnh tiêu hóa khác đều hướng đến triệu chứng và nguyên nhân. Mặc dù điều trị triệt để nhưng tỉ lệ tái phát vẫn rất cao, chính vì thế thường có sự kết hợp giữa điều trị theo y học hiện đại hoặc y học cổ truyền

Một số thuốc được sử dụng bao gồm: Thuốc chống tiêu chảy; Thuốc chống co thắt; Thuốc kháng sinh hay các thực phẩm bổ sung vitamin…

Bên cạnh đó, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày như:

  • Hạn chế căng thẳng, stress, lo âu,…
  • Ăn uống đúng giờ, đúng cách với một lượng dinh dưỡng vừa đủ.
  • Kiêng đồ tanh, lạnh, cay, ít dầu mỡ, tăng cường bổ sung rau xanh chất xơ, hoa quả.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê.
  • Kiêng các loại thực phẩm sinh hơi như: đồ uống có ga, các loại đậu, nho, bắp cải, táo..

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị hội chứng ruột kích thích

Để tìm hiểu thêm thông tin về các bệnh học cũng như các loại thuốc và được tư vấn miễn phí, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ ngay hotline 0944402095 để được chuyên gia tư vấn cụ thể cho bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *