Mùa hè oi bức trở về với những đợt nắng chói chang cũng là lúc nhiều người chọn “refesh” bản thân bằng những chuyến đi. Trong thời gian vui chơi, thăm quan chế độ ăn thường ngày khó có thể duy trì, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về dạ dày tăng lên trong mùa hè. Để tận hưởng mùa hè hết mình mà không làm ảnh hưởng đến dạ dày hãy dùng một vài loại đồ uống đơn giản sau đây nhé.
1. Nước gừng, mật ong
Các nghiên cứu đã cho thấy gừng có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, mỗi ngày uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra. Có thể thêm chút mật ong vào để dễ uống hơn.
2. Giấm rượu táo
Nếu chưa biết đau dạ dày nên uống nước gì thì bạn có thể thử giấm rượu táo. Đây là một trong những mẹo trị đau dạ dày được áp dụng phổ biến và mang đến tác dụng đáng kể. Loại nước uống này được sử dụng trong các trường hợp bị khó tiêu, giúp việc hấp thu các loại khoáng chất, vitamin diễn ra dễ dàng hơn. Chưa hết, nước giấm rượu táo còn có khả năng kháng khuẩn. Vì vậy nó có tác dụng tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Chỉ cần dùng một muỗng cà phê giấm táo để pha với một ly nước ấm và uống thường xuyên sẽ mang đến tác dụng tốt. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý uống mỗi ngày 3 lần vào trước bữa ăn để nó phát huy được hiệu quả.
3. Nước muối ấm
Nghe có vẻ khó tin nhưng thực chất, uống nước muối ấm cũng có thể khắc phục tình trạng rối loạn dạ dày. Cách thực hiện như sau: Lấy một hoặc hai muỗng cà phê muối để hòa vào cốc nước ấm rồi uống. Nó sẽ làm giảm các cơn đau bụng do đau dạ dày gây ra.
4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, giảm đau bụng, chuột rút. Do đó, nếu chưa biết nên uống nước gì khi bị đau dạ dày thì hãy dùng trà hoa cúc thường xuyên.
5. Nước ép nha đam
Trong thành phần của nha đam chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn và có tính chất làm se. Do vậy, nó thường được dùng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng, ngăn ngừa chảy máu trong.
Thêm vào đó, uống nước lô hội thường xuyên còn có tác dụng làm dịu dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa táo bón, giảm đau bụng… Chính vì những lý do này mà bạn nên uống một ly nước ép nha đam vào mỗi buổi sáng.
6. Uống nước chanh
Nếu còn băn khoăn đau dạ dày nên uống nước gì thì nước chanh chính là một câu trả lời. Nhiều người thường nghĩ chanh có tính acid, bị các bệnh đường tiêu hóa thì không nên sử dụng loại thực phẩm này. Nhưng trên thực tế, khi dùng chanh hòa với nước ấm để uống, nó có khả năng điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, ói mửa. Nên uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng khoảng ba thìa nước cốt chanh để mang đến hiệu quả tốt.
7. Nước ép cà rốt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên có tính kiềm rất giàu beta-carotene, giúp trung hòa axit thừa trong dạ dày bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng ợ nóng và các cơn khó chịu do viêm loét dạ dày.
8. Nước ép bạc hà
Nếu bị buồn nôn, khó tiêu, ói mửa, bạn nên uống nước ép bạc hà. Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng đau dạ dày và chuột rút.
Người bệnh có thể nhai một vài lá bạc hà rồi nuốt hoặc làm nước ép bạc hà để uống thường xuyên. Nếu mắc chứng đau dạ dày sau khi ăn thì cũng có thể áp dụng theo cách này.
9. Nước ép bắp cải
Trong bắp cái có nhiều vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng hiệu quả trong việc chữa viêm loét dạ dày:
- Trong bắp cải cho chứa viatmin U có tác dụng làm nhanh lành vết thương và tăng lượng máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Chất Sulforaphane trong bắp cải với công dụng giảm viêm khá tốt.
- Ngoài ra, bắp cải còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như Vitamin C, glucid, protid, chất xơ…
Người bệnh có thể uống 500ml nước ép bắp cải nguyên chất mỗi ngày đến khi các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày được cải thiện
10. Nước ép rau cải xanh
Trong rau cải xanh rất giàu vitamin và các dưỡng chất thiết yếu tốt cho bệnh viêm loét dạ dày: Viatmin A, E, C, K, Acid nicotinic, carotene, chất xơ, albumin…rất tốt trong việc hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị dạ dày và giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày gây ra: Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi… Từ đó, giúp hỗ trợ làm lành các vết loét do viêm loét dạ dày.
Ngoài ra thành phần chất xơ trong rau cải xanh cũng giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày.
Làm phong phú các loại nước uống hằng ngày để giúp quá trình tiêu hóa được hiệu quả hơn và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, kết hợp công nghệ hiện đại trong bào chế vào bài thuốc gia truyền, Sản phẩm Dạ dày FYKOFA với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, được bào chế dưới dạng bột cốm đặc biệt có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng: đau thượng vị, nóng rát, khó nuốt, ợ hơi ợ chua, buồn nôn,…Cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh dạ dày/ trào ngược, đầy hơi chướng bụng. Điều hoà dịch vị, phục hồi niêm mạc, tăng cường chức năng dạ dày. Sử dụng sản phẩm Dạ dày FYKOFA có tác dụng bền vững sau 1 liệu trình điều trị và sẵn sàng đón một mùa hè nhiều màu sắc nhé !
(DS. Phạm Thu Thảo)
Có thể bạn quan tâm
Những loại đồ uống giải nhiệt mùa hè, làm dịu dạ dày
LỐI SỐNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH DẠ DÀY MÃN TÍNH
Giảm cân bằng cách nhịn ăn đã ảnh hưởng dạ dày của tôi như thế nào ?
GIẢM CÂN AN TOÀN VỚI DẠ DÀY CẦN CHÚ Ý GÌ?