Tại sao không nên ăn chua khi bị dạ dày?

Hầu hết người bị bệnh dạ dày có kèm theo dấu hiệu đau vùng thượng vị và một số dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn,…Điều này được lý giải là do lượng acid dạ dày tiết ra nhiều và gây ra các biểu hiện của bệnh dạ dày. 

1. Tại sao không nên ăn chua khi bị dạ dày?

Trong các thức ăn chua thường chứa nhiều axit có thể gây kích ứng trong dạ dày khi đang có tổn thương viêm, loét và gây đau đớn hơn cho người bệnh. Hầu hết những người bị bệnh dạ dày đều cảm thấy đau hơn khi ăn đồ chua như:

  • Thức ăn: dưa chua, cà muối, cà chua,..
  • Trái cây: cam, xoài, me, chanh,…

Các thức ăn chua như trên làm tăng nồng độ acid vốn đã cao trong dạ dày. Do đó làm kích ứng niêm mạc dạ dày. Đặc biệt khi niêm mạc đang có tổn thương hoặc bị bào mòn.

Với những bệnh nhân thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua thì khi ăn chua vào sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng và khiến người bệnh khó chịu. Điều này đặc biệt rõ ràng ở bệnh nhân mới bị dạ dày. Sau khi ăn đồ chua thấy đau bụng, ợ chua, ợ hơi và có thể kèm theo khó tiêu hoá.

Nhìn chung việc ăn chua khi bị dạ dày cần hết sức lưu ý và cẩn thận. Bởi nó có thể khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

Hình người bệnh dạ dày bị đau bụng hơn khi ăn chua
Hình người bệnh dạ dày bị đau bụng hơn khi ăn chua

Một số người tỏ ra lo lắng về việc không ăn chua khi bị dạ dày sẽ dấn tới thiếu vitamin C đối với cơ thể. Vitamin C là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Dù vậy, những người bị bệnh đau dạ dày cần thận trọng khi bổ sung Vitamin C cho cơ thể vì có thể gây trầm trọng thêm bệnh. Vậy đau dạ dày bổ sung Vitamin C như thế nào?

  • Ưu tiên bổ sung Vitamin C từ các loại thực phẩm có hàm lượng cao nhưng không có vị chua: đu đủ, dâu tây, rau mầm, dưa bở,…hạn chế chanh và cam.
  • Có thể dùng Vitamin C dạng viên nén, hỗn dịch hoặc dạng bột, nhưng không dùng dạng sủi. Khi uống viên sủi có hàm lượng Vitamin cao, nó sẽ làm tăng độ axit gây hại cho dạ dày.
  • Bổ sung Vitamin C vào buổi sáng để tránh nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Nên uống Vitamin C với nhiều nước và đi vệ sinh khi có nhu cầu để tránh tạo sỏi.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng với liều lượng thích hợp.
  • Nếu có các dấu hiệu bất thường như: buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh thì cần ngưng sử dụng Vitamin C.

2. Có nên ăn sữa chua khi bị dạ dày không?

Như đã biết sữa chua có vị chua và là loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn hàng ngày cho tiêu hoá. Do đó mà nhiều người thắc mắc có nên ăn sữa chua khi bị dạ dày không?
Câu trả lời là CÓ nên ăn sữa chua vì:

  • Sữa chua là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá vì giúp tăng lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
  • Trong sữa chua giàu vi khuẩn tốt có thể làm dịu dạ dày để làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng
Hình người bị bệnh dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Hình người bị bệnh dạ dày có nên ăn sữa chua không?
  • Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bệnh tiêu hoá năm 2009 đã chỉ ra men vi sinh có tác dụng chữa bệnh trên đường ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy hiệu quả của việc thêm một cốc sữa chua có chứa men vi sinh cùng với điều trị y tế. Kết quả cho thấy điều trị bằng thuốc viêm loét dạ dày sau khi cung cấp sữa chua có tác dụng hiệu quả gấp 4 lần trong điều trị loét do nhiễm vi khuẩn HP.
  • Nên ăn sữa chua vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hoá.

Tuy nhiên trong sữa cho có chứa một lượng đường nhất định. Vì thế cũng cần hạn chế vì đường trong sữa chua kích thích cơ thể sản xuất nhiều acid dịch vị và khiến bạn thấy đau hơn.

3. Đau dạ dày kiêng ăn gì ?

Khi bị đau dạ dày, ngoài các thức ăn chua, người bệnh cũng cần hạn chế các thức ăn:

  • Đồ chiên xào: thức ăn chế biến sẵn
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: phô mai, phô mát,..
  • Đường: các loại bánh ngọt và đồ uống có gas chứa một lượng đường khá lớn
  • Thức ăn cay: ớt, wasabi,…
  • Đồ uống có cồn: bia, rượu
  • Đồ sống: gỏi, hải sản sống

Những thức ăn trên đều là các thực phẩm cần kiêng khi bị đau dạ dày. Nhìn chung cần có một chế độ ăn uống khoa học để chữa trị triệt để các bệnh liên quan đến dạ dày, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát

Để hạn chế tình trạng đau dạ dày, cần nắm rõ những thức ăn không có lợi cho tiêu hoá cũng như dạ dày để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Thông qua bài viết phần nào giải đáp được câu hỏi “Tại sao không nên ăn chua khi bị dạ dày” và cách bổ sung vitamin C đúng cách cho người bị dạ dày.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khoẻ dạ dày, hãy gọi ngay tới HOTLINE: 0944402095 để được giải đáp sớm nhất nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *