Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý về tiêu hóa phổ biến trên lâm sàng hiện nay, để lại cho bệnh nhân rất nhiều triệu chứng khó chịu. Vậy trong số các triệu chứng, trào ngược dạ dày có gây ho không?
1. Trào ngược dạ dày hiểu như thế nào?
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng gặp rất phổ biến ở các nước phương Tây và đang có xu hướng tăng ở châu Á – Thái Bình Dương. Các nhà khoa học cho rằng, những thay đổi trong phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng, tăng cân…là các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh.
Trào ngược dạ dày – thực quản chỉ tình trạng trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản. Hầu hết bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản chỉ có những triệu chứng nhẹ, hiếm khi xuất hiện nên thường người bệnh chủ quan, ít đi khám bệnh. Triệu chứng vừa hoặc nặng, kéo dài thường xảy ra ở những người có tuổi, bị bệnh về thực quản nặng hay có các biến chứng như hẹp thực quản, thực quản Barrett.

2. Biểu hiện trào ngược dạ dày diễn ra như thế nào?
Một số triệu chứng như nóng bỏng sau xương ức, thường xảy ra sau bữa ăn hay khi cúi về phía trước. Đau nhiều vào ban đêm, ngồi dậy thì hết hoặc giảm triệu chứng khi uống các thuốc chống acid.
Ợ chua cũng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược thực quản.
Các biểu hiện về giác quan như: mất cảm giác ở họng; có dị vật khi nuốt, vướng sau xương ức hoặc sau yết hầu; viêm họng thường xuyên tái phát; khan tiếng, khản đặc giọng vào sáng dậy….
Biểu hiện ở phổi: khó thở vào ban đêm do dịch vị acid đi vào phế quản, thường ít gặp nhưng nặng. Có khi thành cơn như hen suyễn.
Đau ngực: đau thường sau bữa ăn hoặc vào ban đêm; có thể kéo dài, sau xương ức. Cơn đau giảm sau khi uống các thuốc antacid.
Triệu chứng ít gặp hơn là ợ hơi từng đợt, nấc cục, thiếu máu do viêm thực quản chảy máu rỉ rả…

3. Trào ngược dạ dày có gây ho không?
Nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 25% trường hợp ho kéo dài có nguyên nhân là từ trào ngược dạ dày, thực quản dù không phải là triệu chứng đặc trưng. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát ở giữa ngực, sau xương ức. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ vùng thượng vị, lan dần dần lên cổ.
Khám họng sẽ thấy ở vùng họng có những vết đỏ và xung huyết. Cơn ho sẽ kéo dài với tần suất nhiều dần, thường sau khi ăn xong hoặc xảy ra vào ban đêm.
Vậy tại sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Có thể giải thích vấn đề này theo hai cơ chế:
- Ho là một phản xạ khi có dị vật đi vào đường thở, và trong trường hợp này là axit từ dạ dày đi vào thực quản..
- Dịch trào ngược di chuyển và ra khỏi thực quản, axit dạ dày rơi vào cổ họng, kích thích và gây ho. Loại trào ngược này được gọi là trào ngược thanh quản. Ngoài ra, khi axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh âm và cổ họng có thể dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng, viêm họng, viêm thanh quản,…

Để tìm hiểu thêm thông tin về Dạ dày FYKOFA, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ ngay hotline 0944402095 để được chuyên gia tư vấn cụ thể cho bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm
Những loại đồ uống giải nhiệt mùa hè, làm dịu dạ dày
LỐI SỐNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH DẠ DÀY MÃN TÍNH
Giảm cân bằng cách nhịn ăn đã ảnh hưởng dạ dày của tôi như thế nào ?
GIẢM CÂN AN TOÀN VỚI DẠ DÀY CẦN CHÚ Ý GÌ?