Viêm loét dạ dày là tình trạng bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều đối tượng, chủ yếu do lối sống ăn uống, sinh hoạt không đúng cách. Sữa chua là thực phẩm được nhiều người lựa chọn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, người bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua có được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm và hãy cùng FYKOFA theo dõi bài viết dưới đây nhé:
1. Viêm loét dạ dày ăn sữa chua có được không?
- Nhiều người quan điểm rằng, khi ăn sữa chua sẽ làm tăng lượng acid dịch vị làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày, vì thế trước đây người ta có khuyến cáo nên kiêng tất cả các thực phẩm chua ở những người ở viêm loét dạ dày
- Sữa chua là thực phẩm được nhiều người lựa chọn sử dụng để tốt cho hệ tiêu hóa. Nó được lên men nhờ một loại vi khuẩn đặc biệt họ lactobacteriaceae. Lactose có trong sữa chuyển dần về acid lactic.
- Theo nghiên cứu gần đây thì việc sử dụng sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm loét dạ dày- tá tràng:
+ Acid lactic có trong sữa chua có vai trò làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP- là tác nhân điển hình gây bệnh viêm loét dạ dày hiện nay
+ Số lượng và nồng độ acid trong sữa chua không đáng kể so với lượng acid dịch vị, vì thế nó sẽ ít ảnh hưởng đến acid dịch vị
+ Các vi khuẩn lên men chua trong sữa chua giúp bám lên niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra các chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ
+ Vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma giúp cơ thể chống lại bệnh tật
+ Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo nên enzym protease giúp thủy phân protein thành acid amin giúp dễ hấp thụ
+ Acid trong sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của của các vi khuẩn lên men thối trong ruột

Như vậy, người bị viêm loét dạ dày sẽ không cần phải lo ngại khi ăn sữa chua, nó là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa.
2. Những lưu ý khi ăn sữa chua tốt cho người viêm loét dạ dày
Ta có thể thấy sữa chua rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt cho sức khỏe. Một số lưu ý khi ăn sữa chua sau:
- Thời điểm để ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1-2 h, nên ăn vào bữa sáng và buổi tối để cung cấp năng lượng cho ngày mới hoạt động cũng như tiêu hóa lượng thức ăn trong cơ thể vào buổi tối
- Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh, không nên để ăn đông hoặc hâm nóng trước khi ăn sẽ gây biến chất hoặc ảnh hưởng đến lợi khuẩn có trong sữa chua
- Có thể sử dụng sữa chua kết hợp với các loại hoa quả như xoài, dâu tây, dưa hấu, … Nhưng không nên sử dụng với các đồ ăn đóng hộp hoặc đồ ăn nhanh vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Không nên sử dụng sữa chua cho bé dưới 1 tuổi
- Không ăn sữa chua khi bụng đói vì khi này sẽ gây cồn cào ruột gan do lượng acid tiết ra, khi dùng sữa chua sẽ làm cho lợi khuẩn dễ bị chết, sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh dạ dày
- Việc lựa chọn loại sữa chua để sử dụng cũng đóng vai rất quan trọng. Phải chọn loại sữa chua uy tín, chất lượng, đảm bảo
- Nguyên tắc lựa chọn sữa chua:
+ Chứa thành phần không hoặc ít đường, không chất bảo quản, không chất tạo màu
+ Hàm lượng dinh dưỡng: các loại sữa chua chứa canxi và vitamin dồi dào sẽ là lựa chọn tốt nhất cho người bị đau dạ dày
Các sữa chua ví dụ như Fage, sữa chua Dannon, …
3. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày
Việc người viêm loét dạ dày ngoài việc bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày của mình thì cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày:
Thứ nhất, người bị viêm loét dạ dày nên bổ sung các thực phẩm sau:
- Người bệnh nên bổ sung các loại bánh làm từ bột ngũ cốc (bánh mỳ, bánh xốp, …
- Món ăn từ gạo nếp, các loại khoai lang, món cháo
- Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu như thịt, cá, thịt nạc, tim, rau xanh và nên bổ sung sữa chua sau khi ăn để bổ sung các vi khuẩn lợi ruột giúp tiêu hóa tốt
- Thực phẩm như lớp lót niêm mạc dạ dày, hạn chế tổn thương niêm mạc dạ dày như nghệ, mật ong, các món cháo gạo, món súp, …
- Nên ăn nhiều rau củ có màu đỏ, màu xanh, màu vàng giúp bổ sung vitamin nhanh chóng làm lành vết thương
- Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thực phẩm trung hòa acid dịch vị như sữa tươi, các loại trà gừng, thảo mộc giúp kiềm hóa pH acid dịch vị

Thứ hai, người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn thực phẩm như:
- Những thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị như rượu bia, các đồ uống chứa cồn, coca, pepsi, thuốc lá, …
- Những thực phẩm chua như dưa muối, đồ gia vị quá chua, chanh, khế chua, me chua, …
- Những thực phẩm cay nóng dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid làm bệnh nhân thấy khó chịu.
Như vậy, người viêm loét dạ dày nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày của mình để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc, hãy liên hệ qua hotline 0944402095 hoặc để lại thông tin để Phương Dược kết nối giúp bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm
Những loại đồ uống giải nhiệt mùa hè, làm dịu dạ dày
LỐI SỐNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI BỆNH DẠ DÀY MÃN TÍNH
Giảm cân bằng cách nhịn ăn đã ảnh hưởng dạ dày của tôi như thế nào ?
GIẢM CÂN AN TOÀN VỚI DẠ DÀY CẦN CHÚ Ý GÌ?